CEO Nguyễn Tử Quảng: Nếu thay đổi định kiến, Việt Nam sẽ là cường quốc công nghệ
04/03/2019
Theo người sáng lập BKAV, định kiến người Việt không thể làm ra những sản phẩm cạnh tranh với các nước lớn là giới hạn chính cho sự phát triển đất nước.
"Một cuộc chiến trường kỳ và đáng làm" - CEO Nguyễn Tử Quảng đã nói như thế về hành trình sản xuất smartphone của Bkav trong câu chuyện về định kiến, niềm tin tại sân khấu chương trình Cất cánh trên VTV1 tối ngày 24/4, với chủ đề "Cứ đi rồi sẽ đến". Khi nhìn lại, với CEO Bkav, đó là cuộc chiến vượt lên định kiến của xã hội, của giới hạn lòng tin rằng Việt Nam không thể sản xuất những sản phẩm công nghệ để cạnh tranh ra thế giới.
"Năm 1995, khi là sinh viên năm thứ 3 Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã viết phần mềm diệt virus cung cấp miễn phí cho tất cả người sử dụng máy tính ở Việt Nam với mục đích hỗ trợ mọi người, đơn giản đây là một việc hữu ích với xã hội mà tôi có thể làm", ông kể lại.
Sau đó, khi đã là giảng viên của Đại học Bách khoa Hà Nội, ông cùng nhóm tình nguyện gồm các giảng viên và sinh viên của trường tiếp tục công việc tình nguyện này.
Tuy nhiên, đến những năm 2000, Internet ở Việt Nam bùng nổ, máy tính nhiều hơn, virus máy tính và các vấn đề an ninh mạng theo đó cũng bùng nổ. Công việc bắt đầu quá tải vì không thể có thêm nhiều người tình nguyện, trong khi các đề nghị trợ giúp lại quá nhiều.
Năm 2005, Bkav bắt đầu thương mại hóa phần mềm diệt virus Bkav sau đúng 10 năm cung cấp miễn phí với kỳ vọng sẽ có nguồn lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng sự hỗ trợ đến cộng đồng.
"Trong 10 năm cung cấp miễn phí, chúng tôi chỉ có một mục đích là làm được việc hữu ích cho xã hội. Sau khi thương mại hóa, tôi nhận ra mình có thể làm tốt hơn thế. Việt Nam có thể sản xuất sản phẩm công nghệ cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn công nghệ thế giới. Tuy nhiên, khi nói ra điều đó, mọi người không tin và gọi tôi là Quảng Nổ thay vì hiệp sĩ Công nghệ thông tin" - ông Quảng chia sẻ.
"Một cuộc chiến trường kỳ và đáng làm" - CEO Nguyễn Tử Quảng đã nói như thế về hành trình sản xuất smartphone của Bkav trong câu chuyện về định kiến, niềm tin tại sân khấu chương trình Cất cánh trên VTV1 tối ngày 24/4, với chủ đề "Cứ đi rồi sẽ đến". Khi nhìn lại, với CEO Bkav, đó là cuộc chiến vượt lên định kiến của xã hội, của giới hạn lòng tin rằng Việt Nam không thể sản xuất những sản phẩm công nghệ để cạnh tranh ra thế giới.
"Năm 1995, khi là sinh viên năm thứ 3 Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã viết phần mềm diệt virus cung cấp miễn phí cho tất cả người sử dụng máy tính ở Việt Nam với mục đích hỗ trợ mọi người, đơn giản đây là một việc hữu ích với xã hội mà tôi có thể làm", ông kể lại.
Sau đó, khi đã là giảng viên của Đại học Bách khoa Hà Nội, ông cùng nhóm tình nguyện gồm các giảng viên và sinh viên của trường tiếp tục công việc tình nguyện này.
Tuy nhiên, đến những năm 2000, Internet ở Việt Nam bùng nổ, máy tính nhiều hơn, virus máy tính và các vấn đề an ninh mạng theo đó cũng bùng nổ. Công việc bắt đầu quá tải vì không thể có thêm nhiều người tình nguyện, trong khi các đề nghị trợ giúp lại quá nhiều.
Năm 2005, Bkav bắt đầu thương mại hóa phần mềm diệt virus Bkav sau đúng 10 năm cung cấp miễn phí với kỳ vọng sẽ có nguồn lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng sự hỗ trợ đến cộng đồng.
"Trong 10 năm cung cấp miễn phí, chúng tôi chỉ có một mục đích là làm được việc hữu ích cho xã hội. Sau khi thương mại hóa, tôi nhận ra mình có thể làm tốt hơn thế. Việt Nam có thể sản xuất sản phẩm công nghệ cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn công nghệ thế giới. Tuy nhiên, khi nói ra điều đó, mọi người không tin và gọi tôi là Quảng Nổ thay vì hiệp sĩ Công nghệ thông tin" - ông Quảng chia sẻ.
Bài viết cùng danh mục
Phương án thiết kế kiến trúc công trình Cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng
Phương án dự thi các Cuộc thi tuyển Phương án quy hoạch, kiến trúc Vườn tượng APEC mở rộng và Phương án thiết kế kiến trúc công trình Cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng"
Lễ Khởi công đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam tuyến Cam Lộ - La Sơn qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Lần đầu tiên Khang Minh tham gia triển lãm đá quy mô lớn thế giới tại Trung Quốc đánh dấu bước phát triển mới sau khi gia nhập thị trường đá ốp lát cao cấp.
"Năm 1995, khi là sinh viên năm thứ 3 Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã viết phần mềm diệt virus cung cấp miễn phí cho tất cả người sử dụng máy tính ở Việt Nam với mục đích hỗ trợ mọi người, đơn giản đây là một việc hữu ích với xã hội mà tôi có thể làm", ông kể lại.